Phương pháp VSA là gì? Cách giao dịch chứng khoán hiệu quả

0
333

VSA được xem là một trong những phương pháp đầu tư chứng khoán hiệu quả và nổi tiếng trong giới. Phương pháp này dựa vào các dấu hiệu về cung – cầu để đưa ra phán đoán về xu hướng thị trường.

1. Phương pháp VSA là gì?

Phương pháp VSA – Volume Spread Analysis (Phân tích khối lượng chênh lệch giá) là phương pháp dựa trên mối quan hệ cung cầu cổ phiếu để phân tích biến động và dự đoán xu hướng của thị trường. Công cụ chủ yếu của phương pháp này gồm có đồ thị giá và khối lượng.

Theo phương pháp VSA, sự biến động trên thị trường là sự mất cân bằng cung cầu do hành động của một số nhà đầu tư lớn, khi họ có nhu cầu mua hoặc bán cổ phiếu sẽ tạo ra biến động mạnh về cung cầu trên thị trường. Phương pháp VSA dự đoán xu hướng dựa trên ba biến số:

  • Volume: Khối lượng giao dịch trong một phiên
  • Spread: Mức chênh lệch giá trong phiên
  • Close: Mức giá đóng cửa của phiên giao dịch

2. Lịch sử ra đời của phương pháp VSA

Dựa trên phương pháp Wyckoff, Tom Williams đã phát triển phương pháp VSA. Theo Tom Williams, khi hiểu được bản chất của thị trường là khi bạn hiểu được mối quan hệ mật thiết giữa cung – cầu, bạn sẽ nắm được xu hướng của thị trường và từ đó có thể giao dịch với hiệu suất cao hơn đám đông nhà đầu tư vốn chỉ giao dịch theo tin tức mà ai cũng đã biết.

Năm 1993, ông đã công bố tác phẩm của mình đến với công chúng thông qua cuốn sách mang tên “Master Of Market” và phát triển một chương trình giao dịch máy tính với phương pháp Wyckoff Volume Spread Analysis như ngày nay.

3. Các thành phần của phương pháp VSA

3.1. Khối lượng giao dịch

Khối lượng giao dịch là số lượng cổ phiếu được giao dịch trong một phiên. Đây là một thành phần quan trọng trong phương pháp VSA, giúp xác định cung cầu hiện tại của cổ phiếu. Tuy nhiên, một phiên có khối lượng giao dịch rất lớn có thể là chỉ báo cho một xu hướng tăng và cũng có thể là xu hướng giảm. Điều trên chứng tỏ vẫn còn đó một vài biến số khác tác động đến xu hướng mà không riêng gì khối lượng.

Khi sử dụng phương pháp VSA, nhà đầu tư chỉ cần quan tâm 2 mức khối lượng giao dịch:

  • Khối lượng cao hơn trung bình: là phiên giao dịch có mức khối lượng cao hơn mức trung bình và thấp hơn mức đỉnh ở các phiên trước – mức trung bình ở đây là 20 phiên. 
  • Khối lượng giao dịch siêu cao: là phiên giao dịch có mức khối lượng cao hơn so với đỉnh đã được xác lập từ những phiên trước.

3.2. Chênh lệch giá

Chênh lệch giá là chênh lệch giữa mức giá mở cửa so với mức giá đóng cửa hay chính là độ dài của thân nến. Khi kết hợp cùng khối lượng giao dịch, mức chênh lệch giá sẽ phản ánh được diễn biến cung – cầu trong phiên giao dịch đó.

3.3. Giá đóng cửa

Giá đóng cửa là mức giá cuối cùng được giao dịch trong một phiên và đây cũng là tín hiệu rất quan trọng trong phương pháp phân tích VSA khi được Tom Williams nhắc đến. Sẽ rất hiệu quả khi phân tích kết hợp giá đóng cửa cùng hai yếu tố trên – đó là sự thành công của ông khi đã nhận biết mối quan hệ ba yếu tố trên thông qua phương pháp Wyckoff.

4. Cách giao dịch với phương pháp VSA

Dựa vào phương pháp VSA, nhà đầu tư có thể nhìn nhận tốt hơn các dấu hiệu thị trường, từ đó đưa ra được phương án mua – bán phù hợp.

4.1. Sign Of Strength – Dấu hiệu Tăng giá (Cung < Cầu)

Dấu hiệu tăng giá trên thị trường xảy ra khi lượng cung cổ phiếu đã cạn kiệt sau một thời gian bán ròng. Thời điểm này, nhiều nhà đầu tư xác định được mức giá hợp lý và mua vào. Từ đó tạo nên lực cầu cho cổ phiếu và cũng là dấu hiệu cho sự tăng giá. 

Các mẫu hình chênh lệch giá – khối lượng của SOS (dấu hiệu tăng giá)

Down Thrust – Lực đẩy xuống

Mẫu hình lực đẩy xuống bao gồm một nến rút chân đảo chiều tăng; trong trường hợp lực cầu được đẩy lên cao đột ngột khiến mức giá đóng cửa đảo chiều tăng; đi kèm với đó là mức khối lượng siêu cao hoặc cao hơn mức trung bình. 

Đây sẽ là tín hiệu rất mạnh dành cho xu hướng tăng giá của cổ phiếu. Nếu muốn an toàn và chắc chắn có thể chờ cổ phiếu tăng một vài phiên xác nhận; bạn có thể chờ mua ở phiên điều chỉnh giảm thích hợp.

Selling Climax – Cao trào bán

Selling Climax – cao trào bán là mẫu hình dấu hiệu tăng giá tiêu biểu cho phương pháp VSA. Mẫu hình trên gồm một thanh nến giảm. Giá đóng cửa chênh lệch rất nhiều so với giá mở cửa; cùng với đó là giá đóng cửa thấp hơn những phiên giảm điểm trước đó; thanh nến đó phải có bóng nến dài cho thấy lực cầu đỡ giá cổ phiếu là khá lớn; họ không muốn giá xuống thấp hơn nữa. Đi kèm với đó là một mức khối lượng rất cao hoặc cao hơn so với mức trung bình.

Mẫu hình cao trào bán là mẫu hình xuất hiện cuối cùng của xu hướng giảm rõ ràng trước đó. Càng về sau khối lượng càng trở nên cao hơn so với mức trung bình.

No Supply Bar – Nến không có nguồn cung

Mẫu hình nến không có nguồn cung bao gồm thanh nến giảm có mức chênh lệch giá đóng cửa và giá mở cửa thấp tạo nên một thanh nến ngắn; đi kèm với đó là mức khối lượng giao dịch thấp hơn hai phiên trước đó.

Mẫu hình trên là mẫu hình tiếp diễn cho xu hướng tăng và vẫn còn tiếp tục. Đây chỉ là giai đoạn đang cạn kiệt nguồn cung. Nếu lực cầu vẫn còn lớn, xu hướng tăng sẽ đẩy giá cổ phiếu lên rất cao sau đó. 

4.2. Sign Of Weakness – Dấu hiệu Giảm giá (Cung > Cầu)

Dấu hiệu giảm giá xảy ra trên thị trường khi lượng cầu đã chạm đáy; bởi lượng người mua đã giảm đi rất nhiều so với trước đó. Lúc này giá cổ phiếu đã tăng rất cao sau nhiều phiên liên tục, người mua đã nhận thấy khiến lực cầu yếu dần, dẫn đến giảm giá cổ phiếu.

Các mẫu hình chênh lệch giá – khối lượng của SOW (dấu hiệu giảm giá)

UpThrust – Lực đẩy lên

Mẫu hình lực đẩy lên bao gồm một nến đảo chiều giảm với thân nến ngắn; vì chênh lệch mức giá mở cửa với giá đóng cửa là không cao; phần râu nến bên trên dài đi kèm với đó là khối lượng siêu cao hoặc cao hơn trung bình.

Mẫu hình lực đẩy lên cho thấy một sự bất thường khi thân nến ngắn nhưng đi chung với một mức khối lượng giao dịch là rất cao; cho thấy lượng cung đang chiếm ưu thế so với cầu dẫn đến xu hướng giảm trong giai đoạn tiếp theo.

Buying Climax – Cao trào Mua

Mẫu hình Buying Climax – cao trào mua gồm một thanh nến tăng có thân nến dài; giá đóng cửa tạo đỉnh so với các phiên trước đó; râu nến phía trên khá dài so với thân nến; đi kèm với mức khối lượng giao dịch siêu cao hoặc cao hơn mức trung bình 20 phiên.

Mẫu hình cao trào mua chỉ đúng khi xu hướng tăng đã được xác định rõ ràng trước đó. Thêm vào đó, mức khối lượng phải ngày càng tăng về phiên xảy ra mẫu hình cao trào mua. Những điều này cho thấy thị trường đang không đồng nhất với lực tăng giá của cổ phiếu, nền giá đã quá cao sau khoảng thời gian tăng nóng. Khi đó, lượng cung sẽ ồ ạt bán ra thị trường; tất cả bắt đầu cho một xu hướng giảm của cổ phiếu.

No Demand Bar – Nến không có nhu cầu mua

Mẫu hình No Demand Bar (nến không có nhu cầu mua) bao gồm một thanh nến tăng; có thân nến ngắn và mức khối lượng giao dịch thấp hơn 2 phiên trước đó. Xuất hiện mẫu hình trên là tín hiệu tiếp tục giảm điểm của cổ phiếu. Bởi thân nến ngắn và khối lượng nhỏ cho thấy lượng cầu chưa quay trở lại để “át” lượng cung. Nhà đầu tư đang mong đợi một mức giá thấp hơn để mua nên sẽ chưa tạo ra lực cầu.

5. Những rủi ro khi sử dụng phương pháp VSA

Cũng như bất kỳ phương pháp phân tích nào, VSA không định giá chính xác 100% trong mọi hoàn cảnh. Phân tích thị trường theo VSA giúp nhà đầu tư có thể dự báo xu hướng giá trong tương lai với độ chính xác cao.

Nhà đầu tư không nên quá lệ thuộc vào phương pháp này, vẫn nên tham khảo các yếu tố khác để có nhận định chuẩn.

Xem thêm phương pháp về phân tích cơ bản khác tại đây

Xem thêm các phương pháp về phân tích kỹ thuật tại đây