RSI – Chỉ số sức mạnh tương đối
Hiểu đúng về đường RSI sẽ tạo lợi thế không nhỏ cho Nhà đầu tư khi tham gia thị trường chứng khoán. Điểm mua, điểm bán sẽ rõ ràng hơn rất nhiều. Qua bài viết này, hi vọng các bạn ủng hộ Chứng+ hơn nữa. Nội dung gồm 4 phần:
- Đường RSI là gì?
- Cách tính đường RSI
- Vùng quá mua, quá bán của RSI là gì?
- Ý nghĩa của đường RSI là gì?
I. Đường RSI là gì ?
Đường RSI (tiếng anh: Relative Strength Index – Chỉ số sức mạnh tương đối) là chỉ báo động lượng đo lường mức độ thay đổi giá gần đây, nhằm đánh giá việc mua quá mức hoặc bán quá mức ở một mức giá của 1 cổ phiếu hoặc các tài sản tài chính khác.Đường RSI là phát minh của J.Welles Wilder năm 1978 trong cuốn sách “New Concepts in Technical Trading Systems”. RSI là chỉ báo phân tích kỹ thuật được nhiều Nhà đầu tư Việt Nam sử dụng, và được hiển thị dưới dạng biểu đồ giao động từ 0 đến 100.
II. Cách tính RSI là gì?
Ta có công thức:
RSI = 100 – [100/(1+RS)]
Trong đó:
- RS = tổng tăng/tổng giảm hoặc RS = trung bình tăng/trung bình giảm.
- RSI: thường được tính dựa vào giá đóng cửa 14 ngày gần nhất, nên cũng gọi là đường RSI 14.
Trong thời đại công nghệ, việc tính toán đường RSI đã có máy tính, tuy nhiên Bạn cần biết công thức để hiểu bản chất của nó.
III. Vùng quá mua, vùng quá bán là gì? Cách sử dụng đường RSI
Dù đường RSI chuyển động qua lại giữa 2 mức: 0 và 100. Tuy nhiên có 2 khu vực chính khi sử dụng đường RSI là: Vùng quá mua & Vùng quá bán.
- Vùng quá mua (overbought): Khi đường RSI vượt ngưỡng 70, lúc này tín hiệu đường RSI cho thấy nhà đầu tư là muốn mua quá nhiều, đẩy vượt quá xa so với ngưỡng cân bằng.
- Vùng quá bán (oversold): Khi đường RSI dưới ngưỡng 30, lúc này đường RSI cho thấy nhà đầu tư bán quá nhiều, đẩy giá quá thấp so với ngưỡng cân bằng.
Khi mức giá cổ phiếu ở vùng quá mua hoặc quá bán, thì khả năng cổ phiếu sẽ điều chỉnh để có một mức giá phù hợp và cân bằng. Nếu cổ phiếu đạt mức quá mua liên tục và duy trì trên 70, đó thường là cổ phiếu đang giai đoạn tăng mạnh, thì mức điều chỉnh 70 sẽ lên thành 80. Lưu ý thêm: Trong các xu hướng mạnh, chỉ báo RSI có thể ở trạng thái quá mua hoặc quá bán trong thời gian dài. Tuy nhiên, nhìn chung:
- Tín hiệu bán: Khi giá cổ phiếu ở vùng quá mua, và đường RSI rớt dưới ngưỡng 70, bởi đó là dấu hiệu giá cổ phiếu có khả năng giảm lớn hơn lớn hơn khả năng tăng giá.
- Tín hiệu mua: Khi giá cổ phiếu ở vùng quá bán, và đường RSI vượt qua ngưỡng 30, bởi đó là dấu hiệu giá cổ phiếu có khả năng tăng giá lớn hơn khả năng giảm giá.
IV. Những vai trò, ý nghĩa khác của đường RSI là gì?
Ngoài việc xác định tín hiệu mua/bán, ý nghĩa đường RSI còn thể hiện xác ở 2 tiêu chí:
- Xác định xu hướng giá tương lai.
- Xác định tính phân kỳ, hội tụ của giá
Cụ thể:
1. Xác định xu hướng giá tương lai.
Đường RSI có thể thể hiện dự báo xu hướng tương lai của thị trường, theo 2 cách:
- Xu hướng tăng giá khi: (1) Đường RSI vượt ngưỡng 50 theo hướng từ dưới lên hoặc (2) Khi đường RSI nằm ở vùng 45 – 55 và đường RSI vượt trên vùng 55.
- Xu hướng giảm giá khi: (1) Đường RSI vượt ngưỡng 50 theo hướng từ trên xuống hoặc (2) Khi đường RSI ở vùng 45-55 và đường RSI vượt dưới ngưỡng 45
2. Xác định tính phân kỳ, hội tụ của giá
Phân kỳ RSI cũng là cách xác định xu hướng, giống chỉ báo phân kỳ hội tụ đường MACD.
- Sự phân kỳ của RSI và giá, báo hiệu một xu hướng tăng chuẩn bị kết thúc, và giá sẽ đảo chiều từ tăng qua giảm. Khi phân kỳ ta nối đỉnh với đỉnh của giá và đỉnh với đỉnh của RSI, ta thấy chúng di chuyển ngược chiều nhau.
- Sự hội tụ của RSI và giá, báo hiệu một xu hướng giảm chuẩn bị kết thúc, và giá sẽ đảo chiều từ giảm qua tăng. Khi hội tụ ta nối đáy với đáy của giá và đáy với đáy của RSI, ta thấy chúng di chuyển lại gần nhau.
Bây giờ bạn đã hiểu đường RSI là gì rồi đấy, không những vậy mà bạn còn biết cách sự dụng RSI hiệu quả. Tuy nhiên RSI cũng chỉ là 1 chỉ báo, bạn cần kết hợp với các chỉ báo khác để tăng tính hiệu quả cao nhất.
Qua bài viết này, mong bạn phần nào có thêm kiến thức và công cụ để giao dịch thanh công hơn.
Kiến thức chỉ có giá trị khi bạn trao đi!
_________
Đọc thêm: