KIẾN THỨC ĐẦU TƯKINH NGHIỆM ĐẦU TƯ

WILLIAM J ONEIL VÀ PHƯƠNG PHÁP CANSLIM

Nội dung
    “Muốn được như người đứng đầu thì hãy học từ người đứng đầu” là một ý được nhiều câu nói nổi tiếng đã truyền đạt. Muốn trading thành công, chúng ta luôn luôn phải học hỏi từ những người đã trading thành công. Từ những bài học thành công đó, Anh/Chị phải trả qua một quá trình học tập lâu dài. Đầu tư cũng giống như học nghề bác sĩ, kỹ sư, giáo viên, … luôn cần phải có thời gian để nghiên cứu học hỏi. Nếu như quy luật 10,000 giờ đúng với nhiều lĩnh vực, đây cũng cũng có thể là khoảng thời gian cần thiết để một nhà đầu tư phải tự học tập và rèn luyện mới có thể tự do tài chính. 
    Là một trong những nhà đầu tư huyền thoại của nước Mỹ, William O’neil sinh năm 1933 tại Oklahoma và lớn lên tại Texas, ông bắt đầu hành nghề môi giới năm 1958 với số vốn 500 USD. Từ năm 1962 đến 1964 với mô hình CANSLIM kết hợp phân tích biểu đồ O’neil đã tăng tài khoản của ông lên 20 lần. Ông được nhắc đến như một phù thủy tài chính trong cuốn sách Market Wizards (Phù Thủy Sàn Chứng Khoán). Đối với William ONeil, các quyết định lựa chọn cổ phiếu cần được dựa trên sự phân tích và phối kết hợp giữa các yếu tố định lượng và định tính. Ông nổi tiếng với nguyên tắc giao dịch CANSLIM, một sự kết hợp giữa phân tích cơ bản, phân tích kỹ thuật, quản trị rủi ro và định thời điểm thị trường.
    CANSLIM hoạt động hiệu quả bất chấp những thăng trầm của thị trường là vì nó hoạt động dựa trên cách thức vận hành thực tế của thị trường chứ không phải dựa trên quan điểm cá nhân của riêng ai.
    Cụ thể: CANSLIM là tập hợp bảy chữ cái đầu tiên của bảy yếu tố mà theo William là rất hiệu quả khi đánh giá cổ phiếu:
    • C: Current Quaterly Earnings Per Share (EPS quý hiện tại – Càng cao càng tốt): Cổ phiếu được chọn phải cho thấy sự tăng trưởng với tỷ lệ lớn của EPS quý hiện tại khi so sánh với cùng kỳ năm trước. Các nhà đầu tư cần đặc biệt lưu ý tới các cổ phiếu có tỷ lệ gia tăng lợi nhuận hàng năm ổn định và tăng 18 – 20% so với quý trước đó. Sự gia tăng EPS cần phải được hỗ trợ bởi tỷ lệ tăng trưởng doanh thu ít nhất 25% chứ không chỉ bởi sự cắt giảm chi phí.
    • A: Annual Earnings Increases (Tỷ lệ tăng EPS hàng năm): Các nhà đầu tư cần đặc biệt lưu ý tới các cổ phiếu có tỷ lệ tăng EPS ổn định và đạt trên 25%/năm, tuy nhiên nên chú ý tới chu kỳ kinh doanh của từng ngành, từng công ty. Tiêu chí này có thể giúp bạn loại bỏ khoảng 80% các cổ phiếu tồi.
    • N: New Products, New Management, New Highs (sản phẩm mới, sự quản lý mới, mức giá trần mới): Giá cổ phiếu tăng sẽ bắt nguồn từ một số nhân tố nội tại nào đó. Những nhân tố này thường là sản phẩm mới của công ty, ban giám đốc mới, phương thức quản lý mới hay mức giá đỉnh cao mới của cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Nếu xét thấy những nhân tố này có sự ổn định, không có biểu hiện đột biến theo chiều hướng xấu, thì đó sẽ là một cổ phiếu có nhiều triển vọng tăng trưởng trên thị trường chứng khoán.
    • S: Supply and Demand (Quy luật cung cầu) Ngoài ra, cũng cân nhắc ― nguồn cung trôi nổi, tức là số cổ phần có thể được mua bán một cách tự do sau khi trừ đi các cổ phiếu được giữ lại bởi cổ đông lớn, ban lãnh đạo công ty… Sau khi tìm được công ty có số lượng cổ phiếu hợp lý, hãy kiểm tra tỷ lệ nợ trong cơ cấu vốn của công ty. Tỷ lệ nợ càng thấp thì càng an toàn và càng thấp.
    • L: Leader and Laggard (Cổ phiếu dẫn đầu hay đội sổ) Mua những công ty thật sự tốt – những công ty đang dẫn đầu trong các ngành công nghiệp và là số một trong lĩnh vực chuyên môn của nó. Đó không phải là công ty lớn nhất, hoặc nổi tiếng nhất mà đó là công ty có mức tăng trưởng EPS hàng quý, EPS hàng năm, ROE, doanh thu và biến động giá cổ phiếu lớn nhất. Tránh mua những ― cổ phiếu thế vai với hy vọng hào quang của công ty dẫn đầu sẽ phản chiếu lên nó.
    • I: Institutional Sponsorship (Sự ủng hộ của các tổ chức) Bạn nên mua những cổ thuộc sở hữu của các tổ chức như quỹ đầu tư, công ty bảo hiểm, ngân hàng,.. trong thời gian gần nhất và hãy đầu tư vào những cổ phiếu có tổng số cổ đông tổ chức mđang tăng lên theo quý gần nhất.
    • M: Market Direction (định hướng thị trường) Ngay khi bạn đúng 6 yếu tố ở trên, nhưng nếu bạn sai về xu hướng thị trường chung, đảm bảo bạn vẫn tổn thất nặng nề vì 75% số cổ phiếu sẽ đi cùng với xu hướng thị trường chung. Bạn nên nghiên cứu thị trường chung mỗi ngày bởi vì sự đảo chiều có thể xảy ra bất cứ ngày nào. Không có lý do gì để tranh cãi với thị trường. Kinh nghiệm mách bảo rằng nếu chống lại thị trường, có thể sẽ nhận được bài học đắt giá. Phải biết quyết đoán để bảo vệ bản thân trước sự quay đầu giảm điểm của thị trường đặc biệt khi sử dung margin.
    __________________________________
    * Clink tải sách file pdf: Làm giầu qua chứng khoán
    ĐẶT MUA SÁCH
    • BỘ SÁCH LÀM GIÀU TỪ CHỨNG KHOÁN (PHIÊN BẢN MỚI) VÀ HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH CANSLIM  – WILLIAM J. O’NEIL CLICK TẠI ĐÂY

    lam giau tu chung khoan huong dan thuc hanh canslim happy live

                                  CLICK TẠI ĐÂY

     

     

    chungcong.com

    Hiện tôi đang là chuyên viên tư vấn đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp tại Việt Nam. Blog này được tôi lập ra để chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và những câu chuyện trong đầu tư chứng khoán. Đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để có một chiến lược đầu tư tốt nhất, phù hợp nhất!
    Back to top button