Phân tích Ngành nghề trong đầu tư Chứng khoán
Muốn lựa chọn một cổ phiếu, bạn sẽ làm gì đầu tiên? Liệu có phải là xem giá cả đang là bao nhiêu hay lượng cổ tức thu về hiện tại? Hãy cẩn thận vì việc đốt cháy giai đoạn sẽ khiến cho mức độ rủi ro trong đầu tư chứng khoán vốn đã không nhỏ nay càng tăng cao.
Trên thực tế, nhiều nhà đầu tư mới hoặc lâu năm vẫn bỏ qua việc phân tích ngành. Chỉ tập trung vào phân tích tình hình tài chính của công ty hoặc các biến động thị trường đã khiến cho phán đoán của họ trở nên không hiệu quả, đặc biệt vào thời kì khủng hoảng khi mọi hoạt động sản xuất, làm ăn trở nên trì trệ, tất cả các công cụ phân tích vi mô đều cho kết quả bế tắc. Lúc này, phân tích ngành sẽ giúp bạn thấy được tia sáng trong thời kì u ám, đảm bảo an toàn cho lựa chọn đầu tư trung và dài hạn.
Vậy phân tích ngành là gì?
Phân tích ngành là hoạt động nghiên cứu và đánh giá một ngành nghề kinh doanh cụ thể, nhâm có được hiểu biết về các vấn đề như mức độ cạnh tranh trong ngành, tương quan cung cầu sản phẩm cũng như những triển vọng trong tương lai.
Ý nghĩa của phân tích ngành trong đầu tư chứng khoán
Cung cấp góc nhìn tổng quan:
- Phân tích ngành được coi là bước đầu tiên và quan trọng trong quy trình định giá và lựa chọn cổ phiếu. Trong bước này, giúp nhà đầu tư có cái nhìn tổng quát về ngành, lợi thế cạnh tranh, cơ hội cũng như rủi ro của doanh nghiệp trong tương lai.
- Lựa chọn cổ phiếu: Phân tích ngành còn giúp quá trình lựa chọn cổ phiếu tiềm năng trong ngành tốt hơn, từ đó phân bổ danh mục, xác định nhóm ngành được hưởng lợi để đầu tư nhằm kiếm lợi nhuận. Những nội dung chủ yếu của phân tích ngành Phân tích tổng quan về ngành Phân tích tổng quan về ngành bao gồm
Những nội dung chủ yếu của phân tích ngành
1. Phân tích tổng quan về ngành
Phân tích tổng quan về ngành bao gồm:
- Quy mô của thị trường cho biết ngành đó đóng góp bao nhiêu phần trăm vào sự tăng trưởng chung và khả năng phát triển trong tương lai. uy mô ngành có thể đánh giá thông qua sản lượng và giá trị sản xuất của ngành (được công bố bởi tổng cục thống kê Việt Nam). Hãy so sánh với các ngành khác để thấy được vị thế ngành trong nền kinh tế. Từ các dữ liệu hàng năm về tỉ lệ tăng trưởng, vị thế ngành, mức đầu tư và quan tâm của nhà nước cũng như các nhà đầu tư khác, chúng ta hoàn toàn có thể đánh giá được xu hướng phát triển trong thời gian tới của ngành, từ đó lựa chọn đầu tư vào một doanh nghiệp trong ngành đó.
- Phân tích quy trình đầu vào, đầu ra: Tìm hiểu cụ thể từ khâu cung cấp đầu vào là nhà cung cấp đến đầu ra là khách hàng, để hiểu hơn về hoạt động sản xuất kinh doanh trong ngành.
- Những quy định về chính sách, luật pháp,… đang hỗ được hỗ trợ hay gây bất lợi cho ngành.
- Phân tích các chỉ số tài chính: Tỷ lệ nợ trên vốn chủ, tỷ lệ tài sản dài hạn/ tổng tài sản, cơ cấu lãi vay, biên lợi nhuận gộp, biên lợi nhuận ròng, ROE, ROA… của các doanh nghiệp trong ngành hoặc trung bình ngành. Mỗi ngành sẽ có đặc thù khác nhau: thủy sản khác với xây dựng, bất động sản dân cư khác với bất động sản khu công nghiệp,…
2. Phân tích môi trường cạnh tranh trong ngành
Môi trường cạnh tranh trong ngành là rất quan trọng để đánh giá mức độ cạnh tranh của các doanh nghiệp trong cùng ngành. Theo Michael Porter, có 5 áp lực cạnh tranh cần phân tích đó là:
Các đối thủ cạnh tranh trong ngành
Là cạnh tranh giữa các đối thủ đang hoạt động trong cùng một ngành nghề, trên cùng một khu vực thị trường. Mức độ cạnh tranh sẽ trở nên mạnh mẽ hơn khi các đối thủ cạnh tranh cân bằng nhau, quy mô thị trường nhỏ, sự khác biệt về sản phẩm thấp, chi phí cố định cao,.. Ví dụ: Đối thủ cạnh tranh trong ngành thương mại, bán lẻ tiêu dùng hàng đầu như Thế giới di động, PNJ, Masan, FRT, DGW….
Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
Các đối thủ tiềm ẩn có thể xâm nhập vào thị trường và ảnh hưởng đến ngành trong tương lai. Nguy cơ này cao hay thấp còn tùy thuộc vào các rào cản xâm nhập ngành và phản ứng của các đối thủ cạnh tranh hiện có. Khi chi phí gia nhập ngành thấp, khác biệt về sản phẩm, kênh phân phối còn mới,…
Ví dụ: Ngành Điện là một trong những ngành chịu sự quản lý của Nhà nước do đó rào cản gia nhập ngành khá cao, đòi hỏi các doanh nghiệp cần có giấy phép, vốn, kinh nghiệm vận hành,… Tuy nhiên khi đã gia nhập được vào ngành thì đây là cơ hội tiềm năng của doanh nghiệp vì rất ít đối thủ cạnh tranh mới gia nhập.
Ngành thay thế
Trong cùng một ngành, khi các đối thủ cạnh tranh thay thế hoạt động bằng một ngành khác tuy nhiên có cùng giá trị, công dụng có thể thay thế sản phẩm hiện có của bạn. Doanh nghiệp bị đe dọa nghiêm trọng bởi sự xuất hiện của công nghệ mới, sản phẩm mới, chiến lược marketing mới,…
Ví dụ: Hiện nay các ngành Thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki,… dần thay thế và chiếm thị phần của các doanh nghiệp bán lẻ như truyền thống như MWG, FRT,… bởi tính tiện lợi và nhanh chóng của chúng.
Nhà cung cấp
Nhà cung cấp gây áp lực bằng việc tăng giá, giảm chất lượng sản phẩm, không giao hàng đúng hạn,… điều đó ảnh hưởng đến sản xuất khiến cho doanh nghiệp không đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Khi nhà cung cấp có quy mô lớn hơn doanh nghiệp, cung cấp những sản phẩm có điều kiện thí sức ép từ nhà cung cấp là càng lớn.
Ví dụ: Ảnh hưởng của ngành thép bởi nhà cung cấp do đa phần chúng ta nhập nguyên vật liệu từ nước ngoài, nếu như ngừng cung cấp hoặc tăng giá chi phí đầu vào thì ảnh hưởng rất lớn đối với các doanh nghiệp sản xuất thép trong nước.
Khách hàng
Khách hàng cũng gây sức ép đối với doanh nghiệp, thường dễ thấy là việc yêu cầu giảm giá, chất lượng sản phẩm cao hơn, cung cấp nhiều dịch vụ kèm theo,… Doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn khi người mua có quy mô lớn hơn người bán, mua với số lượng lớn, các khách hàng có khả năng liên kết với nhau,…
Ví dụ: Khách hàng đặt số lượng lớn mặt hàng sữa sẽ yêu cầu nhà cung cấp chiết khấu với một mức giá hợp lý, nếu không sẽ ngưng ký hợp đồng và chuyển sang nhà cung cấp khác.
3. Phân tích chu kỳ ngành
Chu kỳ ngành là ngành có khả năng tạo ra doanh thu gần liền với chu kỳ kinh doanh, nói cách khác các ngành có xu hướng phát triển thì sẽ tạo ra doanh thu tốt hơn trong thời kỳ suy giảm kinh tế. Một chu kỳ ngành có thể trải qua các giai đoạn sau:
- Giai đoạn tăng trưởng: Ngành phát triển nhanh chóng, có sự gia tăng về sản xuất, doanh thu và lợi nhuận. Các số liệu thể hiện bao gồm tăng trưởng GDP ngành, doanh thu tăng cao, đầu tư tăng, và tăng số lượng việc làm.
- Giai đoạn thu hẹp: Tốc độ tăng trưởng giảm, ngành gặp phải những thách thức hoặc áp lực. Có thể có sự điều chỉnh về sản xuất, doanh thu và lợi nhuận. Các số liệu thể hiện bao gồm tăng trưởng chậm lại, giảm doanh thu, giảm đầu tư, và có thể xuất hiện sự suy thoái việc làm.
- Giai đoạn suy thoái: Ngành gặp phải sự suy thoái kinh tế, có giảm mạnh về sản xuất, doanh thu và lợi nhuận. Số liệu thể hiện bao gồm giảm GDP ngành, giảm doanh thu, giảm đầu tư, và sự suy thoái việc làm.
- Giai đoạn hồi phục: Ngành bắt đầu phục hồi sau giai đoạn suy thoái. Có sự tăng trưởng về sản xuất, doanh thu và lợi nhuận. Các số liệu thể hiện bao gồm tăng trưởng GDP ngành, tăng doanh thu, tăng đầu tư và cải thiện việc làm.
Ví dụ chu kỳ ngành thép
Ngành thép là một ngành biến động theo chu kỳ khá rõ rệt, do đó kéo theo cổ phiếu ngành thép cũng biến động theo chu kỳ. Ngoài ra, chu kỳ ngành thép còn bị tác động bởi chu kỳ kinh tế, hàng giá đầu vào và đầu ra.
- Ngành thép đạt đỉnh khi các chính sách tài khóa được đẩy mạnh, đầu tư công, xây dựng và sản xuất công nghiệp phát triển do đó nhu cầu thép tăng cao.
- Nền kinh tế suy thoái và thu hẹp thì nhu cầu này sẽ giảm và khiến cho doanh thu của ngành thép giảm mạnh. Các quốc gia lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản,.. cũng ảnh hưởng đến chu kỳ của ngành thép khi các quốc gia này đưa ra các chính sách kinh tế cũng sẽ tác động đến cung cầu trên thế giới.
- Giá đầu vào như quặng sắt, than cốc,… giảm giá cũng khiến cho giá thành phẩm của thép thanh và HRC biến động.
Doanh nghiệp ngành thép cũng có tính chu kỳ và phụ thuộc vào 2 yếu tố là Giá bán và Sản lượng.
- Giá thép trong nước phụ thuộc vào giá thép thế giới, vì các nguyên vật liệu đầu vào đều phải nhập khẩu từ nước ngoài như quặng sắt, than cốc, thép phế liệu,…
- Sản lượng tiêu thụ tùy thuộc nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Nếu như trong nước thì sản lượng tiêu thụ sẽ phụ thuộc vào đầu tư công, xây dựng cao tốc, cảng biển,… Còn đối với sản lượng nước ngoài thì phụ thuộc vào chiến tranh, đầy tư của các quốc gia khác, chính sách xuất nhập khẩu,…
Đọc thêm bài viết về Phân tích cơ bản: Click tại đây